Hiện tôi đang trồng 2000m2 dưa lê siêu ngọt tôi đang trồng cây sinh trưởng khá tốt và chuẩn bị cho thu hoạch. Nhưng mấy hôm nay tôi ra ruộng kiểm tra thì một vài cây bị chết héo rũ, mỗi ngày tôi ra thì thấy ngày càng nhiều cây bị như vậy hơn. Cho tôi hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.
nongnghiepnongthon.com@gmail.com trả lời:
– Theo như mô tả của anh thì rất có thể ruộng gia đình anh đã bị mắc bệnh héo xanh, là loại bệnh do vi khuẩn gây ra. Loại bệnh này không thể chữa khỏi, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao mà chỉ hạn chế bệnh lây lan. Do vậy biện pháp hiệu quả nhất là chỉ có thể phòng trừ tổng hợp để hiệu quả cao hơn.
Điều kiện sinh trưởng phát bệnh héo xanh trên dưa lê
+ Vi khuẩn phát triển thích hợp ở độ PH 7 – 7.2, Nhiệt độ vi khuẩn phát triển 25 – 37 độ C.
+ Bệnh héo xanh trên dưa lê phát triển nhanh ở vùng đất ẩm ướt, thoát nước kém.Khi dưa lê bị bệnh héo xanh do vi khuẩn thì ban ngày cây héo, ban đêm cây tươi trở lại.
+ Vi khuẩn có thể lây truyền qua cây giống, gió, nước, côn trùng, các vết thương hở qua các công cụ chăm sóc như giai đoạn bấm ngọn. Tưới nước nhiều, tưới ngập rãnh là điều kiện tốt để bệnh xâm nhiễm mạnh và lan truyền nhanh.
Để giảm tối đa vi khuẩn gây bệnh héo xanh anh cần:
+ Khi làm đất cần thu nhặt hết tất cả tàn dư của cây trồng và cỏ dại đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy (đốt) sau mỗi một vụ. Nên trồng luân canh với cây khác họ như trồng lúa, không trồng hai vụ liên tiếp với các họ cùng dưa lê như cà, khoai tây, họ nhà bầu bí.
+ Hạt giống trước khi trồng nên xử lý trong nước ấm 54 độ C trong 25 – 30 phút để phòng trừ bệnh. Hoặc có thể xử lý qua thuốc.
+ Bón vôi bột cho vườn trồng để nâng cao độ PH cho đất trồng và khử trùng đất với lượng 90 – 100kg/1000m2.
+ Trước khi trồng nên sử dụng phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai mục ủ với nấm đối kháng trichoderma hoặc chế phẩm tương đương diệt nấm để bón lót.
+ Chú ý cần thoát nước và giảm độ ẩm cao cho vườn trồng.
+ Thường xuyên phải kiểm tra ruộng dưa nếu phát hiện cây nào bệnh nhanh trong nhổ bỏ, để gọn trong túi mang nơi xa tiêu hủy, tại chỗ nhổ cây bị bệnh rắc vôi phòng lây lan (Bà con không vì cây đang xanh tốt mà trần trừ nhổ lây lan cả ruộng). Đồng thời sau khi rắc vôi bột xong thì xử dụng các thuốc có hoạt chất như Bacillus subtilis hoặc copper oxychlorid + streptomycin hoặc Kasugamycin… để phun định kỳ khoảng 7 ngày /lần và phun ít nhất 3 lần theo liều lượng khuyến cáo ghi trên bao thuốc.
+ Có thể dùng một trong các loại thuốc Fthalide + Kasugamycin hoặc Kasugamycin hoặc Copper Oxychloride + Streptomycin hoặc Bacillus Subtilis hoặc Pseudomonas Fluorescens để ngừa bệnh.
+ Không nên đợi cây có bệnh mới xử lý mà bà con nên phòng trước. Sử dụng Đồng Đỏ với liều lượng 15ml/bình 20 lít, phun hoặc tưới định kỳ 5 – 7 ngày/lần, giúp bảo vệ cây trồng, ngăn ngừa nấm bệnh tấn công.
+ Sau những trận mưa to, ẩm kéo dài, gây ngập lụt cũng có thể phun Đồng Đỏ để phòng trừ.
- Gà bị dính phân ở hậu môn cách chữa
- Cách tiêm vacxin cho gà con hướng dẫn chi tiết
- Gà bị sưng mắt và đầu là bị bệnh gì?
- Hướng dẫn nuôi gà cho người mới bắt đầu
- Cách trị bệnh đậu ở bồ câu đơn giản
- Gà há miệng thở dốc là bị bệnh gì điều trị như nào?
- Ngâm chân bằng nước lá tía tô có tác dụng gì?
- Cách chữa bồ câu bị ho khẹc, khó thở
- Cây ích mẫu và hình ảnh của cây ích mẫu
- Thuốc đặc trị bệnh đầu đen ở gà
- Cách chữa gà bị mắc bệnh niu cát xơn
- Trồng rừng kết hợp chăn nuôi cho hiệu quả cao
- Gà bị bệnh newcastle triệu trứng và chữa bệnh?
- Gà bị sưng khớp chân, thân bị nổi mụn cách điều trị?
- Bệnh crd trên cút triệu chứng và cách phòng bệnh