Thuốc đặc trị bệnh đầu đen ở gà

Triệu chứng gà mắc bệnh đầu đen
Gà mắc bệnh đầu đen thường có biểu hiện giống với bệnh cầu trùng. Chính vì vậy bà con cần xem xét kỹ biểu hiện bệnh để phân biệt hai loại bệnh này để có phác đồ điều trị tốt nhất. Bệnh đầu đen do một loại đơn bào có tên là Histomonosis gây ra. Bệnh làm biến đổi gan, ruột và lây lan nhanh vì vậy còn được gọi là bệnh viêm hoại tử ruột gan truyền nhiễm. Bệnh lây từ gà qua gà do ăn phải run kim hay run đất nhiễm từ nguồn phân gà bị bệnh thải ra.

 

Gà thả vườn

– Dấu hiệu bệnh của gà hiện rõ trong giai đoạn từ 7 đến 12 ngày sau khi nhiễm bệnh, bệnh thường kéo dài từ 7 – 25 ngày.

Quan sát về mặt lâm sàng khi gà mắc bệnh đầu đen
– Những ngày đầu gà mắc bệnh đầu đen thường sốt rất cao trong khi đó gà bị bệnh cầu trùng không bị sốt cao. Gà bị thâm mào, tái mào tuy nhiên mấy ngày sau thân nhiệt của gà lại giảm khiến gà bị rét rúc đầu, xù lông và rúc đầu vào cánh hoặc tìm chỗ ấm để rúc. Gà bị mắc cầu trùng cũng bị xù lông tuy nhiên chỉ rụt cổ không rúc đầu vào cánh. Gà bị bệnh đầu đen cũng có con bị chướng bụng đầy hơi cũng khiến bà con nhầm lẫn với bệnh newcastle ở gà tuy nhiên lại không phải.
– Phân màu vàng, đen da đầu do tím tái.
Quan sát về mặt giải phẫu gà bị bệnh đầu đen
Giải phẫu Gan và manh tràng(ruột thừa) thì thấy:
– Thời gian đầu của bệnh đầu đen gan gà bị sưng to xuất huyết thành những điểm tròn lốm đốm khắp bề mặt gan, giai đoạn sau của bệnh thì tại những điểm tròn xuất huyết đó sẽ bị hoại tử có màu trắng xám to từ hạt gạo, hạt ngô, hạt đỗ hoặc lớn hơn(Khi mới quan sát thì tường giống bệnh lao, bệnh marek….) ria mép ổ viêm hình răng cưa. Tuy nhiên để xác định chính xác bà con cần phải cắt ổ hoại tử ra sẽ thấy hình nón có chất trắng ngà và đặc quánh., bề mặt ổ hoại tử hơi bị lõm xuống so với mặt gan.

Hình ảnh gan gà bị bệnh đầu đen

Hình ảnh gan gà bị bệnh đầu đen

 

– Ruột thừa lúc đầu phồng to dài hơn bình thường, bênh cạnh đó màu sắc cũng như độ đàn hồi độ trơn bóng cũng thay đổi. Mặt trong của ruột thừa bị sần sùi, chứa nhiều máu loãng, có các tế bào viêm bị chết tạo lên lõi rắn màu trắng xám trông như kén ruột, niêm mạc ruột thừa bị viêm loét nặng, thậm trí bị thủng, có khi hai ruột thừa dính vào nhau hoặc dính vào cơ quan nội tạng, về sau ruột thừa dày lên và rất rắn chắc.
– Các loại gà dễ mắc bệnh đầu đen như gà tây, gà lôi….Gà tây là loại dễ bị bệnh đầu đen nhất ở khoảng 3 đến 12 tuần tuổi, với các loại gà khác thì hay gây bệnh ở 4 – 6 tuần tuổi. Niêm mạc manh tràng bị loét.
Phác đồ phòng bệnh gà đầu đen
– Vào những ngày mưa, gió to không thả gà ra vườn.
– Khi gà được 20 ngày tuổi thì cho gà con uống sulfat đồng hoặc thuốc tím.
+ 1gam thuốc tím hoặc 2 gam sunfat đồng pha với 10l nước cho gà uống trong 1 – 2 giờ sau đó đổ đi. Mỗi 20 ngày cho gà uống 1 lần.
– Phun khử trùng định kỳ chuồng trại, sân vườn rồi rắc vôi bột 7 – 10 ngày/lần.
Để điều trị bệnh gà đầu đen bà con cần kết hợp hai biện pháp tiêm và cho uống thuốc:
– Tiêm bắp T.Avibrasin 2ml cho 4kg thể trọng gà, 1 lần/ngày và tiên liên tục trong 3 ngày
– Cho uống thuốc: Thuốc cúm gia súc 15gam, T.Flox C 15gam, Super Vitamin 15gam hòa chung vào chau cho gà uống, Hỗn hợp này dùng cho 100kg thể trọng gà/1 ngày, cho gà uống liên tục trong 3 – 4 ngày. Nếu bệnh nặng thì tăng liều thuốc uống mỗi loại lên từ 15 – 20gam

 

Mọi bài viết thuộc bản quyền nongnghiepnongthon.com Cấm sao chép không ghi rõ nguồn