Rau bầu đất và tác dụng của rau bầu đất

Rau bầu đất tên dân gian thường gọi là Bầu Lủi, Kim Thất. Có tên khoa học là Gynura procumebens, họ Cúc – Asteraceae.

cay-bau-dat

Đặc điểm: Rau bầu đất là cây thân thảo, lá mọc so le, phiến lá dầy và mọng nước, mép lá có răng cưa không đều, mặt trên của lá màu xanh sẫm, mặt dưới màu đỏ tía. Cụm hoa mọc trên đầu màu vàng cam. Cây mọc hoang trồng làm rau. Lá có vị đắng, thơm cay, tính mát. Thường dùng nấu canh ăn mùa hè.
Tác dụng của rau bầu đất:
– Nếu bị đái rắt, đái dầm: Dùng 80gam lá rau bầu đất tươi sắc uống.
– Nếu bị viêm bàng quang, khí hư, bạch đới: Dùng 40gam bầu đất sắc uống với 10 – 15gam bột thổ tam thất và ý dĩ sao cho hai lượng bằng nhau. Sắc uống ngày 2 lần.
– Có tác dụng hạ nhiệt, sốt phát ban như sởi, tinh hồng nhiệt: Sắc 30 gam rau bầu đất uống.
– Nếu bị đau thật: Lấy thân và lá bầu đất 30gam uống hàng ngày.
– Giúp hạ hỏa, đau mắt đỏ: Lấy 30gam lá bầu đất tươi sắc uống.
– Chữa tổn thương do ngã: Dùng lá bầu đất tươi và vài hạt muối giã nhỏ đắp vào vết thương.

Mọi bài viết thuộc bản quyền nongnghiepnongthon.com Cấm sao chép không ghi rõ nguồn