Chọn giống gừng để đạt năng suất cao
– Bạn nên chọn gừng già củ to, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm hay bị teo, không bị sâu bệnh, màu vàng bóng đẹp
Ủ giống gừng
– Để chuẩn bị đưa gừng ra trồng chúng ta nên ủ giống cho nảy mầm trước để gừng lên đều, đây là yếu tố quan trọng để gừng phát triển đồng đều đạt năng suất cao nhất. Bạn nên chuẩn bị gừng 1 tháng trước khi đem trồng. Để gừng nơi thoáng mát nhót bớt nước rồi bẻ thành hom.
* Lưu ý bẻ hom nên để củ to từ 40 – 60 gram, nguyên vẹn, tuyệt đối không được dùng dao bổ đôi củ giống vì làm như vậy củ gừng dễ bị mất nước và chết. Đặc biệt dùng dao thì tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh từ vết cắt củ này sẽ lây nan ra củ khác. Sau khi bẻ hom xong nên ngâm vào dung dịch thuốc topsin hoặc dithane theo tỷ lệ 200g thuốc pha với 50 lít nước ngâm trong 30 phút. Sau khi ngâm xong vớt ra để khô ráo trong 1 tuần, rồi mới tiến hành ủ giống. Gom gừng lại thành từng đống cao không quá 5 tấc phủ lên lớp rơm rối hoặc cát giữ ẩm đợi gừng nảy mầm.
– Nền ủ cao không bị úng nước, bạn nên trải lên nền ủ một lớp tro trấu dày từ 10 – 20cm sau đó mới xếp gừng lên ủ. Với phương pháp này đề phòng khi tưới nước chảy xuống không thoát được nước hết dễ bị thối.
– Lưu ý khi ủ gừng không được để quá khô gừng chậm nảy mầm, nếu để quá ẩm gừng dễ bị thối.
– Thường thì ủ gừng khoảng 15 ngày thì gừng sẽ nảy mầm và đem đi trồng, không để mầm gừng quá dài dễ bị gãy khi đem trồng.
Chuẩn bị đất trồng gừng
– Đất trồng gừng nên thoát nước tốt, đất phải được cày sâu 25 0 30cm, phơi ải làm nhỏ đất, lên luống cao để thoát nước tốt.
– Phân bón trộn đất 2 tấn tro trấu mục, rơm trộn với 2 tấn phân chuồng bón cho 1.000m2. Nếu không có phân chuồng bạn có thể thay thế bằng các loại phân hữu cơ khác.
– Luống trồng gừng rộng từ 1 – 1.2m tùy khoảng cách trồng, chiều cao luống 20 – 30cm.
– Trước khi xới đất lần cuối để trồng gừng bạn tiến hành rãi 2 tấn phân hữu cơ, toàn bộ super lân và 5 kg kali đều khắp ruộng rồi xới trộn đều rồi lên luống.
– Mật độ trồng và khoảng cách trồng: 40 x 30cm; 50 x 20cm đối với luống đôi, 70 – 20cm đối với luống đơn.
– Nếu bạn trồng khoảng cách 50 – 20cm thì lên luống rộng 1m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50cm, cây cách cây 20cm.
– Nếu khoảng cách trồng 40 – 30cm thì lên luống rộng 1.2m , trồng hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm.
– Nếu bà con trồng khoảng cách 70 – 20cm thì luống rộng 1.2m, trồng hai hàng dọc theo luống, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 20cm.
– Sau khi vun gốc, bạn lấy đất ở giữa liếp đắp vào gừng hai bên, tại thành luống đơn.
– Cách đặt hom giống: Đào hốc sâu 10cm, đặt củ gừng xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phủ lên lớp đất hữu cơ 5 -7cm, phủ lớp rơm dầy sau đó dùng vòi hoa sen tưới ẩm.
– Lưu ý: tưới 2 lần/ngày bằng vòi hoa sen nếu trời nắng, nước tưới không được nhiễm phèn chua, nếu nước nhiễm phèn thì gừng chậm phát triển.
– Khi gừng lên cây khoảng 30% thì bạn pha một muống canh ure vào thùng 20 lít nước, tưới 2 -3 lần cách nhau 4 – 5 ngày.
– Khi gừng phát triển mỗi bụi có 2 -3 cây thì tiến hành bón thúc 5kg ure rải vào gốc 10cm, cần làm cỏ và xới đất trước khi bón phân.
– Khi gừng có 3 – 4 cây con/bụi thì tiến hành bón phân hữu cơ thẳng vào gốc cao khoảng 5cm, sau đó lấp lên lớp đất mỏng 1 – 2cm. Nếu thấy củ non chồi lên mặt đất thì bà con tiếp tục vun gốc. Lưu ý chỉ vun đất với cây gừng bị lồi ra khỏi đất, không vun gốc đồng loạt.
– Bà con có thể trồng xen canh dưa leo, bắp, đậu…
Một số loại sâu bệnh trên cây gừng
– Cào cào, châu chấu phá hại lá, bà con có thể phun thuốc sinh học như tỏi, ớt có mùi hôi để xua đuổi.
– Bệnh cháy lá
– Bệnh thối củ: Loại bệnh khá nguy hiểm trên gừng không có thuốc đặc trị. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanascerum và Ewinia sp. gây nên. Dùng thuốc gốc đồng để tưới vào rễ.
Thu hoạch gừng:
– Gừng khoảng 110 – 120 ngày tuổi được chăm sóc tưới nước đầy đủ có thể cho thu hoạch. Lưu ý gừng thu hoạch không quá già hay quá non vì khi chế biến củ sẽ bị nhăn nhúm, hương vị không đảm bảo chất lượng.
– Khi thu hoạc xong rửa sạch sẽ, chặt cây chừa lại 2cm, lưu ý không làm gẫy cũ khi thu hoạch.
- Gà bị sưng mắt và thở chậm
- Cây ích mẫu và hình ảnh của cây ích mẫu
- Bệnh ecoli ở Ngan Vịt triệu trứng và điều trị
- Rau bầu đất và tác dụng của rau bầu đất
- Cách tiêm vacxin cho gà con hướng dẫn chi tiết
- Gà bị sưng mắt và đầu là bị bệnh gì?
- Gà bị bệnh newcastle triệu trứng và chữa bệnh?
- Ngâm chân bằng nước lá tía tô có tác dụng gì?
- Lịch tiêm cho gà – tiêm vacxin phòng bệnh cho gà thả vườn và nuôi nhốt
- Cách trị bệnh Ecoli ghép cầu trùng cho gà
- Gà há miệng thở dốc là bị bệnh gì điều trị như nào?
- Hé lộ tác dụng của hoa đậu biếc bạn cần biết
- Cách chữa bồ câu bị ho khẹc, khó thở
- Gà bị sưng khớp chân, thân bị nổi mụn cách điều trị?
- Trồng rừng kết hợp chăn nuôi cho hiệu quả cao