Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà màng
Bước 1: Ngâm hạt giống dưa lưới trong nước sạch 4 – 6 giờ sau đó vớt ra rửa sạch.
– Cho hạt giống dưa lưới vào khăn sạch ( khăn ẩm đã vắt kiệt nước) bỏ vào túi nylon giữ ở nơi khô ráo 24 – 30 giờ.
– Lấy hạt đã nảy mầm cho vào khay ươm đã chuẩn bị sẵn giá thể trồng.
– Bỏ hạt giống dưa lưới theo chiều mầm xuống 1 góc 45 độ, tưới nước ẩm (Cẩn thận tránh làm gãy mầm hạt.
– Tưới nước vào mỗi sáng và chiều tối nếu thấy khô. Nên để khay ươm ở khu vực có nắng chiếu trự
c tiếp và không để nơi có bóng râm.
Bước 2: Kỹ thuật trồng canh tác dưa lưới trong nhà màng
– Diện tích nhà màng rộng 8m dài 30m.
– Bà con chia làm 5 luống, mỗi luống 100 cây( tức cây cách cây 30cm)
– Bà con làm giàn bắt dây cho cây leo lên.
– Chuẩn bị túi trồng dưa lưới và đất hoặc giá thể được xử lý tốt để giảm thiểu tối đa nấm bệnh từ đất.
– Sau khi gieo 9 ngày bà con có thể dưa dưa lưới trồng ra nhà màng.
Chăm sóc dưa lưới trong nhà màng
– Sử dụng hệ thống tưới tự động 8 lần/ngày.
– Bà con cần đảm bảo hệ thống thoát nước tốt để không ảnh hưởng tới quá trình phấp thu phân bón của cây và tránh ngập úng
– Bón phân thích hợp, thời kỳ cây bắt đầu ra hoa không sử dụng phân bón lá.
– Trước khi trồng cần phải làm sạch nhà màng để tránh côn trùng gây bệnh.
– Không được dùng tay ngắt tỉa cành ngọt để tránh lây lan mầm bệnh từ cây này sang cây khác.
– Nhà màng cần có hai lớp cửa để hạn chế côn trùng bay vào ( Côn trùng là trung gian truyền bệnh cho cây, quả)
– Nhà màng cần có tầng nhựa trắng bên trên để chống nắng, mưa giúp cây phát triển tốt.
Thụ phấn cho dưa lưới trong nhà màng
– Bà con tiến hành thụ phấn cho dưa lưới, để thụ phấn đạt hiệu quả thì đảm bảo trên cây có cả hoa đực và hoa cái đã nở. 1 hoa đực thụ phấn cho 1 hoa cái.
– Thời gian thụ phấn tốt nhất bà con tiến hành từ 6 – 10 giờ sáng ( Thụ phấn bằng tay hoặc bằng dụng cụ thụ phấn)
– Quả được thụ phấn tốt nhất ở đốt thứ 9 – 12
Thu hoạch dưa lưới trong nhà màng
– Sau khi trồng dưa lưới 60 – 65 ngày bắt đầu cho thu hoạch (tùy thuộc vào giống dưa về giống dưa bà con có thể mua tại đại lý hạt giống an tâm chuyên phân phối các giống dưa ngoại nhập cho nhà vườn)
– Thường mùa đông thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài hơn
– Thời điểm thu hoạch dưa lưới khi bà con quan sát thân cây chuyển màu nâu, lưới nổi lên đều và quả có mùi thơm.
Một số loại bệnh thường thấy ở dưa lưới
1. Bệnh sương mai: thường xuất hiện trong thời tiết lạnh, độ ẩm cao vào đầu mùa xuân, cuối mùa thu. Loại bệnh này thường hay tồn đọng trong đất, nước, không khí, dụng cụ trồng…
*Để phòng ngừa bệnh sương mai cho dưa lưới bà con cần:
– Luân canh cây trồng, không trồng hai vụ liên tiếp hoặc trồng liên tiếp họ nhà dưa.
– Xử lý kỹ đất trước khi trồng
– Phun thuốc ngừa: Revus Opti, cabriotop F500, Equation…..
2. Bệnh héo rũ ở dưa lưới trong nhà màng: Cây bị héo vào giai đoạn ra hoa, đậu quả, lúc đầu héo rồi phục hồi sau đó thì héo vĩnh viễn do vi khuẩn tấn công vào hệ thống rể của cây làm rể bị gổ hóa không thể hút nước, bệnh tồn lưu trong đất rất lâu.
* Để phòng ngừa bệnh héo rũ bà con cần:
– Luân canh cây trồng, không trồng trên đất đã nhiễm bệnh
– Sử dụng thuốc kháng khuẩn như streptomixin
3. Bệnh xoăn lá ở dưa lưới: lá bị soăn, chùn ngọn, cây chậm phát triển. Nguyên nhân do bọ trĩ hoặc các loại bọ chích hút truyền vi rút vào trong quá trình hút chích. • Bệnh xuất hiện nặng trong điều kiện thời tiết nắng mạnh, nhiệt độ cao, mật độ bọ trĩ cao.
* Để phòng ngừa bệnh héo rũ bà con cần:
– Luân canh cây trồng, thu dọn tàn dư của cây bệnh, cỏ dại.
– Phun thuốc tiêu diệt côn trùng, bọ chích hút vào giai đoạn sớm bằng thuốc: Radial, Chess,
Benevia, Access…
4. Bệnh thối gốc ở cây con: Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây còn nhỏ, lúc mới trồng. Nguyên nhân do độ ẩm quá cao, dư đạm, đất bị nhiễm bệnh.
* Để phòng bệnh thối gốc ở cây con bà con cần:
– Xử lý đất, vườn ươm trước khi trồng, trồng ươm nơi thoát nước tốt.
– Phun ngừa phun ngừa các loại thuốc bệnh trước khi trồng: Monceren, Ridomil Gold, Benlate….
5. Bệnh bệnh nứt thân xì mủ : Thường xuất hiện khi cây ở giai đoạn 20 – 40 ngày tuổi sau trồng do độ ẩm cao và bón dư đạm. Cây bị bệnh có vết bệnh màu nâu, mủ xì ra ở thân làm nứt thân ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây
* Để phòng bệnh nứt thân xì mù ở cây con bà con cần:
– Bón phân hợp lý, không bón quá nhiều đạm
– Phun thuốc ngừa bệnh: Amistar, Polygram, Tilt Super…
- Gà bị sưng mắt và thở chậm
- Bệnh ecoli ở Ngan Vịt triệu trứng và điều trị
- Lịch tiêm cho gà – tiêm vacxin phòng bệnh cho gà thả vườn và nuôi nhốt
- Cách tiêm vacxin cho gà con hướng dẫn chi tiết
- Bệnh crd trên cút triệu chứng và cách phòng bệnh
- Cây ích mẫu và hình ảnh của cây ích mẫu
- Gà há miệng thở dốc là bị bệnh gì điều trị như nào?
- Cách trị bệnh Ecoli ghép cầu trùng cho gà
- Gà bị sưng mắt và đầu là bị bệnh gì?
- Bệnh newcastle trên cút triệu chứng và cách chữa trị
- Thuốc đặc trị bệnh đầu đen ở gà
- Gà bị dính phân ở hậu môn cách chữa
- Rau bầu đất và tác dụng của rau bầu đất
- Cách chữa bệnh gà rù hiệu quả
- Gà bị bệnh newcastle triệu trứng và chữa bệnh?