Cách trồng dưa lưới tại nhà siêu dễ mà thu hoạch đến mỏi tay

Dưa lưới là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, rất ngon và được mọi người ưa chuộng. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng dưa lưới tại nhà cũng không quá khó khăn và phức tạp, chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể trồng cho gia đình mình những trái dưa lưới thật ngon và sạch nhờ vào việc áp dụng đúng phương pháp được chúng tôi chia sẻ ở bài viết dưới đây.

trong-dua-luoi

Dưa lưới là một loại trái cây thơm ngon và giàu dinh dưỡng

Thời vụ trồng dưa lưới thích hợp:

– Vụ xuân: Trồng tháng 2 đến đầu tháng 3, thu hoạch vào tháng 4 – 5.

– Vụ Thu Đông: Trồng từ tháng 8 – 9, thu hoạch vào tháng 11 – 12.

Chuẩn bị đất, thùng hoặc chậu để trồng dưa lưới tại nhà:

– Dưa lưới sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất khi được trồng trong loại đấy tới xốp, có mùn, thông thoáng… Nếu không có đất mùn các bạn có thể sử dụng đất thịt hoặc đất pha cát để thay thế.

– Dưa lưới hoàn toàn có thể trồng trên chậu vuông 36×36 cm. Mỗi 1 chậu có thể trồng 1 cây dưa lưới. Hoặc bạn cũng có thể trồng dưa trong thùng xốp có dung tích 40 lít thì trồng khoảng 1 – 2 cây dưa. Dưa ưa nước nên chỉ nên đục ít lỗ trên thùng xốp để giữ nước cho cây phát triển mà không trôi hết phân bón.

– Dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày.

Phương pháp gieo hạt dưa lưới:

– Bầu đất để gieo hạt dưa tốt nhất nên trộn thên phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm.

– Các bạn có thể gieo hạt dưa lưới vào bầu, mỗi bầu 1 hạt.

– Thời gian ươm khoảng 7-10 ngày ( vụ thu đông), 15 ngày đối với vụ Xuân.

– Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau 1-2 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm.

– Khi cây được 1-2 lá thật có thể trồng vào chậu hoặc thùng xốp.

Cách trồng và chăm sóc dưa lưới tại nhà đơn giản, hiệu quả:

cay-dua-14-ngay-tuoi

Cây dưa lưới 14 ngày tuổi

– Sau khi chuẩn bị chậu hoặc thùng xốp trồng cây, bạn chọn các cây giống khỏe mạnh để trồng vào chậu, mỗi chậu trồng 1 cây hoặc 2 cây tùy thuộc vào kích thước.

– Trồng xong ấn nhẹ cho đất xung quang cây chặt lại sau đó rắc một lớp mỏng vôi bột lê bề mạt giá thể để làm giảm mầm bệnh cho cây.

Lưu ý: Khi trồng cây không nên để giá thể quá đầy, nên đổ giá thể cách miện chậu từ 5-7 cm để sau này bón và bổ xung giá thể sau.

– Các bạn nên tưới nước cho cây ngày 2 lần đối với trời nắng hanh, còn nếu thời tiết mát mẻ các bạn có thể tưới dưa 1 lần/ngày vào buổi chiều mát.

– Khi cậy dưa được khoảng 4 – 5 lá, thân bắt đầu leo dài thì bạn nên tiến hành làm giàn cho cây. Có thể làm giàn bằng trẻ hoặc bằng dây thép theo chiều thẳng đứng để cây có độ leo bám và trái buông xuống dưới.

– Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi cây lớn được 22-25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả .

– Tỉa quả: Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2-3 quả để tập trung nuôi cho tốt.

Thu hoạch dưa lưới:

thu-hoach-dua-luoi

Khi dưa có màu trắng ngà, gân lưới xuất hiện rõ và dưa có mùi thơm… đây là lúc bạn có thể thu hoạch dưa

– Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng.

– Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm, đây là lúc các bạn có thể thu hoạch những trái dưa đầu tiên.

– Hái dưa xong để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.

Hy vọng với những thông tin hữu ích chúng tôi vừa chia sẻ ở trên các bạn sẽ có được một mùa bội thu dưa lưới.

Mọi bài viết thuộc bản quyền nongnghiepnongthon.com Cấm sao chép không ghi rõ nguồn