Nguyên nhân gây bệnh phó thương hàn ở lợn
Bệnh phó thương hàn ở lợn do vi khuẩn Salmonella chloleraesuis và Salmonella Typhisuis gây nên. Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa do sử dụng thức ăn, nguồn uống đã nhiễm vi trùng. Hoặc có thể lây từ lợn mẹ sang lợn con. Do lợn mẹ đã từng mang virut phó thương hàn tuy đã khỏi nhưng mầm bệnh vẫn có trong cơ thể và bị di truyền sang lợn con.
Triệu trứng bệnh phó thương hàn ở lợn
– Bệnh phó thương hàn ở lợn thường phát mạnh khi lợn được 20 ngày đến 3 tháng tuổi. Biểu hiện của bệnh là lợn con bú ít, giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước lạnh, ăn rau, gặm tường, lông bị xù, nổi da gà màu trắng nhạt, chân lợn đứng thì run như bị sốt rét. Nếu sờ tai, đầu thì nóng hơn bình thường, kiểm tra nhiệt độ sốt cao 40 – 41 độ C, sau 2 -3 ngày nhiệt độ giảm còn 39 -40 độ C. Phân lúc đầu táo, màu đen có màng nhày sau 1 – 3 ngày phân lỏng màu đen thối khắm do bị bong niêm mạc ruột và theo phân ra ngoài, lợn nôn mửa. Sau 4 – 6 ngày thấy rìa tai, góc tai tím đỏ xuất huyết. Sau đó lan sang xuất huyết ở 4 chân, ria bụng, da mũi … về sau con vật ho, khó thở, suy nhược, tim đập yếu rồi chết.
– Trường hợp lớn mắc bệnh phó thương hàn ở thể mãn tính thì lợn sẽ ỉa chảy xen kẽ đi táo. Phân thường lỏng vàng và rất thối. Ở heo nái thường bị xảy thai khoảng 1 tháng trước khi đẻ, heo con chết khi sinh, sót nhau, viêm tử cung.
Trường hợp mãn tính con vật ỉa chảy, xen kẽ đi táo, thường phân lỏng vàng và rất thối, đi tháo kéo theo niêm mạc (nếu có con chết mổ khám để phân biệt với bệnh dịch tả). ở heo nái thương bị xẩy thai khoảng 1 tháng trước khi đẻ hoặc heo cọn chết khi sinh, sót nhau, viêm tử cung.
– Với lợn bị mắc bệnh phó thương hàn khi chết nếu mổ ra ta sẽ thấy niêm mạc ruột viêm loét, hoại tử, có bựa vàng phủ ngoài vết loét, các nốt lở loét có gờ quanh van manh tràng, hạch ruột sưng, bao tim xoang bụng có nước vàng, lách sưng xuất huyết, túi mật căng.
Phòng bệnh phó thương hàn ở lợn
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, không nuôi lợn nái đã bị bệnh phó thương hàn dù đã chữa khỏi.
– Phải cách ly ngay lập tức với lợn đã bị bệnh phó thương hàn để chữa trị riêng, với những con chưa mắc bệnh thì dùng thuốc kháng sinh đặc trị và dùng sớm
– Phun thuốc sát trùng chuồng trại theo định kỳ
– Phòng bệnh phó thương hàn ở lợn bằng vacxin khi lợn được 21 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau 1 tháng. Nhưng với vùng lợn hay bị bệnh phó thương hàn thì có thể tiêm vacxin sớm hơn lúc 10 – 15 ngày tuổi. Với lợn nái tiêm trước khi phối giống hoặc trước khi sinh 20 -30 ngày.
Phác đồ điều trị bệnh phó thương hàn ở lợn:
– Bệnh phó thương hàn có triệu trứng giống với bệnh dịch tả, nên rất khó phân biệt. Nếu như bà con nghi là bệnh dịch tả thì hãy dùng kháng sinh đặc trị để kiểm tra.
Thuốc kháng sinh đặc trị và có hiệu quả với vi khuẩn salmonella gây bệnh phó thương hàn bao gồm:
Flumequin (rất tốt), Colistine (Tốt), Amoxylin (Tốt), Flophenicol (tốt), Enrofloxacin ( tốt), Ampicyclin (tốt), Oxytetramycin( ít có tác dụng), Neomycin( kém), Kanamycin (Trung bình), Tylosine (không)
– Lưu ý Streptomycin không có tác dụng với bệnh phó thương hàn.
Dùng một trong các phác đồ sau để điều trị bệnh:
– Phác đồ 1: Dùng CEFANEW-LA kết hợp với B12-BUTA CA.MG hoặc MARPHASOL THẢO DƯỢC
– Phác đồ 2: Dùng COSIN – 30 % LA kết hợp với MARPHASOL THẢO DƯỢC
– Phác đồ 3: MARFLO 45 % kết hợp với GLUCO – K- C- NAMIN hoặc 39 –VITA-AMIN
– Phác đồ 4: Dùng KANA-CEFA kết hợp với NAMIN-MAR hoặc SORBITOL COMPLEX
– Phác đồ 5: Dùng thuốc Marfluquyl tiêm với liều trung bình 1,5-2ml/10kg TT/ngày, ngày tiêm 1 mũi, tiêm trong 3-5 ngày. Kết hợp với tiêm Gluco-K-C-Namin với liều 1ml/6-7kg TT
– Phác đồ 6: Dùng thuốc Martrill 10% tiêm với liều trung bình 1 – 1,5ml/10-15kg TT/ngày. ngày tiêm 1 mũi,tiêm 3-5 ngày. Kết hợp với tiêm Gluco-K-C-Namin với liều 1ml/6-7kg TT
– Phácđồ 7: Dùng thuốc Colimar injec tiêm với liều trung bình 1 – 1,5ml/8-10kg TT/ngày. ngày tiêm 1 mũi, tiêm trong 3-5 ngày. Kết hợp với tiêm Gluco-K-C-Namin với liều 1ml/6-7kg TT
* Chú ý:
Trong quá trình điều trị nên kết hợp vệ sinh thức ăn, máng uống, sát trùng chuồng trại các phác đồ trền kết hợp với Marphasol – thảo dược hoặc Điện giải-gluco-k-c cho uống 2g/lit nước. Không nên chủng vaccin khi đàn lợn còn đang bị bệnh.
- Bệnh crd trên cút triệu chứng và cách phòng bệnh
- Cây ích mẫu và hình ảnh của cây ích mẫu
- Gà bị dính phân ở hậu môn cách chữa
- Gà bị sưng mắt và đầu là bị bệnh gì?
- Cách chữa gà bị mắc bệnh niu cát xơn
- Bệnh newcastle trên cút triệu chứng và cách chữa trị
- Hé lộ tác dụng của hoa đậu biếc bạn cần biết
- Gà há miệng thở dốc là bị bệnh gì điều trị như nào?
- Lịch tiêm cho gà – tiêm vacxin phòng bệnh cho gà thả vườn và nuôi nhốt
- Thuốc đặc trị bệnh đầu đen ở gà
- Cách trị bệnh đậu ở bồ câu đơn giản
- Cách chữa bồ câu bị ho khẹc, khó thở
- Bệnh ecoli ở Ngan Vịt triệu trứng và điều trị
- Gà bị sưng khớp chân, thân bị nổi mụn cách điều trị?
- Cách chữa bệnh gà rù hiệu quả