Bệnh newcastle là bệnh dịch cấp tính nhiễm trùng huyết do virut bệnh newcastle gây ra. Virut xâm nhập cơ thể gây nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong cao. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường vào mùa xuân hoặc thu bùng phát mạnh. Nước bọt và phân của những con chim cút bị bệnh chứa một lượng lớn virut bệnh truyền sang những con chim khỏe mạnh thông qua đường ăn và thức uống hoặc dụng cụ hoặc không khí.
Nguyên nhân gây bệnh newcastle trên cút là do virut gây bệnh newcastle khiến cút bị yếu, chán ăn, sản xuất trứng giảm, vỏ trứng mềm, trứng trắng tăng, phân xanh hoặc trắng, rối loạn thần kinh, khó thở, chảy nước mũi, xệ cánh, chim mắc bệnh 2 đến 4 ngày rồi chết. Mổ ra thấy các điểm xuất huyết rõ trong dạ dày và ruột, buồng trứng.
Triệu trứng bệnh newcastle trên chim cút:
– Chim chút ủ rũ ngoẹo đầu, cổ, kém ăn kèm theo tiêu chảy, có thể bị liệt chân, cánh, có tổn thương ở não bị xung huyết
– Những con chim cút bị bệnh newcastle chết thì gầy, hậu môn loét phân, ướt.
– Khi mổ kiểm tra nội tạng dạ dày bị tuyến xung, xung huyến, có nốt loét xuất huyết, ruột mỏng chứa hơi tích nước và có thể bị xung huyết, xuất huyết.
– Nếu là chim cút cái thì có thêm biểu hiện teo buồng trứng và kém phát triển, các tế bào trứng bị thoái hóa, méo mó, nhiều tế bào bị viêm, tế bào xơ phát triển làm liên kết của buồng trứng bị dày lên.
– Chim cút mái đẻ trứng non, vỏ mềm, màu nâu đen khác hoàn toàn so với trứng cút bình thường.
– Chim cút bị bệnh newcastle tỷ lệ chết thường 100%
Vacxin phòng bệnh newcaslte ở chim cút
– Sử dụng vacxin Lasota để phòng bệnh cho chim cút nhỏ mắt, mũi và cho uống đối với chim cút dưới 2 tháng tuổi, nên dùng 2 lần mỗi lần cách nhau 14 -21 ngày. Nếu chim cút trên 2 tháng tuổi thì tiêm vacxin phòng bệnh newscatle
– Khi chim non được 5 – 7 ngày sử dụng vacxin phòng bệnh lasota nhỏ hoặc uống. Hoặc tiêm vacxin newcastle II để tăng khả năng miễn dịch.
Biện pháp kiểm soát phòng bệnh newcastle trên cút:
– Không nuôi nhốt trộn lẫn các loại gia cầm khác ở một khu nuôi
– Định kỳ pha vitamin vào nước uống để cải thiện sức khỏe đề kháng cho chim cút
– Giữ ghìn vệ sinh nhà và sân chơi sạch sẽ cho đàn chim cút
– Đinh kỳ khử trùng thường xuyên và dọn dẹp chuộng trại loại bỏ con bị bệnh, đờm.
– Khi cho chim cút uống vacxin thì trước tối hôm đó không cung cấp nước cho chim giây ra cơn khát, vào buổi sáng bà con bắt đầu cung cấp nước với vacxin hòa với nhau cho chim cút trong vòng 2 giờ.
– Ba ngày trước và sau khi sử dụng vacxin phòng ngừa, bà con cần chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng các axit amin và vitamin để duy trì khả năng kháng bệnh mạnh cho đàn chim cút.
Điều trị bệnh newcastle trên cút
– Hiện không có thuốc đặc trị cho bệnh này, khuyến cáo bà con nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin để giảm 90% nguy cơ mắc bệnh
– Khi bà con phát hiện chim bị bệnh bà con cần phải cách ly ngay và tiền hành vệ sinh chuồng trại và khử trùng, tiêm vacxin phòng bệnh ngay cho đàn chim.
– Đối với con chim cút bị chết bà con cần tiến hành tiêu hủy chim bệnh, tránh để lây lan ra môi trường xung quanh.
– Bổ sung điện giải, vitamin C cho đàn chim để tăng sức đề kháng.
- Cách tiêm vacxin cho gà con hướng dẫn chi tiết
- Trồng rừng kết hợp chăn nuôi cho hiệu quả cao
- Cây ích mẫu và hình ảnh của cây ích mẫu
- Cách chữa bệnh gà rù hiệu quả
- Gà bị bệnh newcastle triệu trứng và chữa bệnh?
- Gà bị dính phân ở hậu môn cách chữa
- Ngâm chân bằng nước lá tía tô có tác dụng gì?
- Bệnh newcastle ở gà cách phòng và điều trị hiệu quả
- Gà bị sưng mắt và đầu là bị bệnh gì?
- Hướng dẫn nuôi gà cho người mới bắt đầu
- Cách trị bệnh đậu ở bồ câu đơn giản
- Rau bầu đất và tác dụng của rau bầu đất
- Cách chữa bồ câu bị ho khẹc, khó thở
- Cách trị bệnh Ecoli ghép cầu trùng cho gà
- Cách chữa gà bị mắc bệnh niu cát xơn